Ruou Hong Dao

Rượu Hồng Đào
Rượu Hồng Đào - Song Hỷ Tửu

Dung tích:

Loại hàng:

Giá: Call

Đặc sản Quảng Nam. Kiểu dáng sang trọng. Phù hợp để làm quà biếu, hoặc làm lễ vật trong các lễ cưới, hỏi...

Bài viết: RƯỢU HỒNG ĐÀO

Ở Quảng Nam có rượu Hồng Đào - một loại rượu đặc biệt đã đi sâu vào tiềm thức người dân xứ Quảng.
Rượu Hồng Đào khắp cả Quảng Nam nơi nào cũng có (Công ty Minh Anh (Đà Nẵng) – đơn vị đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền). Người ta lấy rượu đế (trắng) thường nấu bằng gạo sau khi lên men, dùng cây tăm hương (chân hương đã đốt còn trong bát nhang) hay lấy cái vỏ bao hương nhúng vào rượu trắng, nhuộm màu hồng của chân hương hay vỏ bao hương cho rượu, nên rượu Hồng Đào.

Chuyện kể rằng: Ngày xưa, ở đất Gò Nổi có quán rượu của ông cụ họ Lê nổi tiếng với món rượu ngon và rất đông khách. Người ta đến đây không chỉ để uống rượu mà còn để... ngắm vẻ đẹp yêu kiều của cô gái con ông chủ quán. Cô gái có mái tóc dài chấm lưng óng ả, đôi mắt sáng ngời và đặc biệt là làn da trắng với đôi má ửng hồng. Cô gái tên là Hồng Đào nên tửu khách gọi luôn món rượu ngon của quán ấy là rượu Hồng Đào. Khách thập phương đến đây khi về lúc nào cũng ngà ngà say. Say rượu hay say... cô gái? Có lẽ say cả hai nên vì lẽ đó mới có câu ca dao:
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say.
Rượu trong veo, màu hồng nhạt và có một mùi thơm rất đặc trưng. Khi đưa ly rượu lên kề môi, mùi thơm tỏa ra làm người uống không cưỡng lại được, phải uống ngay ly rượu như sợ mùi thơm quyến rũ kia bay đi mất. Khi rượu vừa chạm lưỡi, vị cay nồng tỏa lan khiến người không quen dễ bị sặc, nhưng khi rượu vừa qua khỏi cổ thì lại có một vị ngọt thanh vương vấn thôi thúc người ta uống thêm ngụm nữa rồi ngụm nữa... Cứ thế, “chén chú chén anh” la đà không thể dứt.
Người sành rượu yêu rượu Hồng Đào như người ta yêu thơ hay, yêu phụ nữ đẹp. Rượu Hồng Đào vừa có cái chân chất, giản dị thôn dã vừa có sự kiêu kỳ, quan cách ngấm ngầm. Rượu Hồng Đào không kén thức nhắm. Có thể là đĩa bò xào, miếng khô cá, khô mực hay đơn giản hơn cả là đôi trái ớt đỏ. Nó cũng không yêu cầu quá cao về cách thưởng thức như một số loại rượu khác.
Nhưng rượu Hồng Đào lại kén nơi dùng. Nó không thể được dùng để khai vị trong một buổi tiệc, cũng không thể nằm trong thực đơn của một dạ tiệc theo phong cách Tây phương. Rượu Hồng Đào chỉ thích hợp trong bữa ăn dân dã của gia đình, làm cho bữa ăn thêm ngon miệng; trong lễ cưới, cúng giỗ ly rượu làm không khí thêm ấm cúng thân tình. Hoặc trong ngày lễ, ngày tết, con cháu mang cặp rượu cùng vài gói bánh về biếu cha mẹ, ông bà, làm bàn thờ ngày tết thêm màu sắc, thêm hương vị. Hay trong những đêm gió mát trăng thanh, người ta ngồi lại với nhau để khề khà đủ thứ chuyện: từ chuyện con trâu, cái cày, chuyện văn thơ đến chuyện chiến tranh tận bên kia trái đất... thì rượu Hồng Đào lại làm ấm nồng câu chuyện, làm giọng ngâm một câu thơ cũ thêm trầm lắng, âm vang...

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét